Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Tài nguyên và Môi trường

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày Nước thế giới 22/3/2024: "Nước cho hòa bình"

Nhiều quốc gia phụ thuộc vào nguồn nước chung để đáp ứng nhu cầu của họ. Do đó, các quốc gia này rất quan tâm đến việc hợp tác xung quanh việc chia sẻ nguồn nước từ sông, hồ và các tầng chứa nước. Khủng hoảng nước có liên hệ mật thiết với biến đổi khí hậu, do vậy, đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác và thúc đẩy quản trị tốt nguồn nước để duy trì hòa bình xuyên biên giới.

Một số phương pháp tăng cường quản trị và tận dụng nước vì hòa bình:

1. Nhận biết nước là hữu hạn

Nước ngọt đã vượt quá giới hạn an toàn trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các hệ thống tuần hoàn nước trên trái. Điều này làm tăng khả năng xảy ra những thay đổi môi trường trên quy mô lớn và không thể đảo ngược, từ đó có thể làm tăng khả năng xảy ra xung đột ở những khu vực vốn đã dễ bị tổn thương. Tình trạng thiếu nước tiếp tục diễn ra ở một số khu vực và dự kiến sẽ gia tăng. Có thể hiển nhiên khi nói rằng nước là nguồn gốc của mọi sự sống nhưng chừng nào cả số lượng và chất lượng nước đều giảm sút thì nhiều khu vực dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng bởi xung đột sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng bất ổn. Sự hợp tác giữa các quốc gia là điều cần thiết để coi nước là nhu cầu chung toàn cầu, nhu cầu của tất cả mọi người.

(Hình ảnh minh họa)

2. Dùng nước làm điểm khởi đầu cho đối thoại

Căng thẳng về nguồn nước nhìn chung khó có thể leo thang thành xung đột vũ trang ở cấp độ liên quốc gia; tuy nhiên, xung đột bạo lực về nước ngọt ở cấp địa phương đang gia tăng và làm xói mòn an ninh ở cấp quốc gia và khu vực. Trong khi nước thường được coi là vấn đề an ninh phi truyền thống và được coi là mối đe dọa phi quân sự; là một vấn đề ít nhạy cảm hơn đối với một số khu vực nhất định. Các quốc gia nên ưu tiên xây dựng mối quan hệ thông qua đối thoại về trách nhiệm chung và việc sử dụng nước. Các cuộc đối thoại định kỳ về các vấn đề về nước không chỉ đơn thuần là đánh dấu vào các thỏa thuận mà là thiết lập các mối quan hệ lâu dài và bền vững, đồng thời có thể giải quyết các vấn đề an ninh lớn hơn nếu tình huống thù địch liên quan đến nước xảy ra.

3. Đưa quản lý nước vào hành động vì khí hậu

Điều này đặt ra những thách thức mới cho việc quản lý các vùng sử dụng chung nguồn nước, nơi đang gia tăng tác động của sự bất ổn về khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Ở những vùng có chất lượng và số lượng nước ít, biến đổi khí hậu có thể làm tăng thêm rủi ro liên quan đến ô nhiễm, xâm nhập mặn. Ví dụ, tình trạng khan hiếm nước do biến đổi khí hậu có thể liên quan đến tình trạng mất an ninh lương thực, bất ổn sinh kế hoặc di dời dân cư. Quản lý nguồn nước hiệu quả để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu có thể giúp các khu vực đảm bảo an ninh và giảm bớt những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng bất ổn kinh tế, chính trị và xã hội.

4. Phân phối lại quyền lực

Cần có các cơ chế trao quyền cho các tổ chức cấp lưu vực để quản lý và hợp tác về nước như một lợi ích chung. Các tổ chức lưu vực sông đóng vai trò then chốt trong quản trị nước vì họ cung cấp nền tảng để chia sẻ thông tin, đối thoại và phát triển năng lực. Đây chính là chìa khóa để đạt được an ninh nước, cải thiện sinh kế và ngăn ngừa xung đột. 

5. Tôn trọng quyền bình đẳng về quản lý nước

Một ví dụ phổ biến là việc tạo ra các đập lớn để kiểm soát và định lượng nước cho con người sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Nước còn có giá trị thẩm mỹ, văn hóa, tinh thần;... đồng thời, nước được coi là một thực thể sống của một số cộng đồng. 

Khi những giá trị này giảm đi đối với một số người nhưng không giảm đối với những người khác. Để duy trì hòa bình, điều quan trọng là các quốc gia phải nhận thức và tích cực làm việc để tôn trọng các quyền bình đẳng của cộng đồng về các phương pháp quản lý nước.

 

 

                                                    Sưu tầm theo: Monre.gov.vn