Skip to main content

  Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 - Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội - Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc - Bình đẳng giới là chìa khoá để xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới - Hãy chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái - Hãy lên tiếng khi bị bạo lực Hành động ngay hôm nay, bình đẳng giới trong tầm tay....

Việc phát triển dịch vụ BVMT được quy định như thế nào?

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường để thực hiện các họat động dịch vụ giữ gìn vệ sinh, BVMT thông qua hình thức đấu thầu trong các lĩnh vực sau đây:
- Thu gom, tái chế, xử lý chất thải;
-  Quan trắc, phân tích môi trường, ĐTM;
- Phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường;
-Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường;
- Giám định về môi trường với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường;
- Các dịch vụ khác về BVMT .

Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê có phải làm thủ tục xin cấp phép khai thác, sử dụng nước không?

Từ ngày 31/01/2014 trở về trước, khi Doanh nghiệp khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật thì không phải xin cấp phép khai thác nước (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước – đã hết hiệu lực thi hành; điểm 4.1, mục 4, phần I. những quy định chung của Thông tư số 02/2005/TT_BTNMT ngày của Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004). 

- Từ ngày 01/02/2014, căn cứ quy định tại điểm b, c, d, Điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Doanh nghiệp khai thác sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật thuộc một trong các trường hợp dưới đây phải xin cấp phép khai thác nước:

+ Khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô từ 0,1m3/giây trở lên;

+ Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp từ 100 m3/ngày đêm; 

+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50kw trở lên.

Xả thải vào tầng chứa nước được hiểu như thế nào?

 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước: ‘‘Nghiêm cấm các hành thức xả thải vào lòng đất thông qua giếng khoan, giếng đào và các hình thức đưa nước thải vào lòng đất’’. Vì vậy, việc xả nước thải vào lòng đất dưới bất kỳ hình thức nào đều là trái quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Riêng đối với nước thải sinh hoạt thải ra môi trường phải đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2009.

QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt thay thế cho TCVN 6772:2000 – Chất lượng nước  - Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 37 Luật Tài nguyên nước thì cơ sở xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại điều 73 của Luật Tài nguyên nước cấp giấy phép, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 5, Điều 37 Luật Tài nguyên nước; các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại Khoản 3, Điều 16, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ.

 

Vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước bị xử phạt như nào?

Theo Nghị định 36/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; Không có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nguồn nước biển khi hoạt động trên biển.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hoá chất độc hại; Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước; Không thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.

Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm: Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.

Đồng thời, đối tượng vi phạm bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, đối tượng có thể bị xử phạt khi có hành vi vi phạm các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước. Cụ thể, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không xây dựng phương án ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; Không trang bị đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra; Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.

Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.

Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố do hành vi vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Môi trường là gì?

 

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

Bảo vệ môi trường là việc của ai?

 

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dânTổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".

Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào?

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.

Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.

 các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ:

Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:

Khủng hoảng môi trường là gì ?

Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Do đó, xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường.

"Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất".

Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng môi trường:

Xin chào các A/C.
Tôi muốn hỏi về tình hình sử dụng quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh Lạng sơn năm 2021 và nửa đầu năm 2022.
Xin cảm ơn!

Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn là tổ chức tài chính trực thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn. Quỹ hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án bảo vệ môi trường; các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; phòng chống  khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải đảm bảo bảo toàn vốn Điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường và sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị liên quan. Trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Quỹ Bảo vệ môi trường đã thực hiện triển khai hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao, tuân thủ Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của đơn vị, Quy chế hỗ trợ tài chính trong công tác bảo vệ môi trường cụ thể: Cho vay ưu đãi; hỗ trợ nông thôn mới; xác nhận ký quỹ cho các đơn vị ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường,...

Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn. Đề  nghị  ông vui lòng liên hệ: Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn (Địa chỉ: Tổ 9, khối 8, Phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Điện thoại liên hệ: 02053.775.588 để được giải đáp, hướng dẫn)./.

Gia đình tôi có 01 thửa đất trồng cây lâu năm với tổng diện tích đất là khoảng 190m2, chiều rộng là 6m, dài 23m. Hiện thửa đất trên có 150m2 mặt tiền nằm trong quy hoạch đất ở đô thị và 40m2 đất nằm trong quy hoạch đất trụ sở cơ quan công an. Do có 40m2 đất nằm trong quy hoạch đất trụ sở cơ quan công an nên gia đình tôi không thực hiện được thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích 150m2 đã phù hợp với quy hoạch đất ở và cũng không thể mua hay bán thêm để tách phần đất 40m2 đất quy hoạch đất công an ra. Tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét để tôi có thể thực hiện thủ tục chuyển mục đích đối với phần đất phù hợp quy hoạch đất ở. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:

1. Tóm tắt nội dung: Theo nội dung trình bày nêu trên, gia đình Bà Lô Thị Hân đang sử dụng thửa đất tại đô thị, mục đích trồng cây lâu năm (đất nông nghiệp), diện tích 190m2; có nhu cầu tách thành 02 thửa:  01thửa có diện tích 40m2 (giữ nguyên mục đích) và 01 thửa có diện tích 150m2 (để chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở).

2. Trả lời: Quy định về Hạn mức giao đất ở; điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 28/2021/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, cụ thể:

Điều 5. Điều kiện thửa đất được tách thửa, hợp thửa

1. Điều kiện chung thửa đất được tách thửa, hợp thửa:

a) Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và trong thời hạn sử dụng đất;

b) Thửa đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Điều kiện thực hiện tách thửa đất đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Việc tách thửa đất phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013;

b) Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới giữa các thửa đất phải bảo đảm diện tích và kích thước cạnh theo quy định tại Điều 7 Quy định này. Việc giải quyết cho tách thửa phải được thực hiện đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới;…”

Tại khoản 1, Điều 7, Quyết định 28/2021/QĐ-UBND quy định diện tích thửa đất tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp tại khu vực đô thị và nông thôn

1. Đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác: diện tích của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu là 180 m2

Trường hợp gia đình Bà có nhu cầu tách thửa và chuyển mục đích sử dụng đất, thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; Bà có thể nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để được xem xét giải quyết theo quy định, trên cơ sở kiểm tra thực tế, đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị của cơ quan chuyên môn.

Túi muốn xin 10_15ha đất rừng. Để trồng rừng

 

Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:

          Do nội dung câu hỏi của ông Sông Vĩ Đạt nêu không rõ: xin thuê đất hay giao đất, địa bàn (địa điểm không nêu cụ thể)...vì vậy Sở Tài Nguyên và Môi trường chỉ có thể trả lời một số nội dung chung nhất:

          1. Về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân:

          Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc UBND cấp huyện (Khoản 2 Điều 59 Luật đất đai năm 2013).

          2. Về trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất

a) Trình tự thực hiện: Theo quy định tại Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 23/3/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc công bố Danh mục TTHC mới ban hành; sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Lạng Sơn.

- Người xin giao đất, thuê đất nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp thẩm định hoặc gửi xin ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức kiểm tra thực địa.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có văn bản thẩm định gửi đến người xin giao đất, thuê đất.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.

- Người được giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất, người được thuê đất nộp tiền thuê đất.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được giao đất, cho thuê đất.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, người xin giao đất thuê đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

- Đơn xin giao đất, cho thuê đất.

- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

3. Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng

Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều 36, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số đều của Luật Lâm nghiệp.

4. Về hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân

a) Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân: Không quá 30 ha (Điều 129 Luật đất đai 2013).

b) Đối với hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thực hiện theo Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn cụ thể: Hạn mức giao đất để sử dụng vào các mục đích: Trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất không quá 20 ha cho mỗi hộ gia đình, cá nhân (hạn mức giao đất này không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp nêu tại điểm a, mục 4).

          Đối tượng ưu tiên giao đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương thiếu đất sản xuất, chưa được giao đất.

c) Đối với các trường hợp được giao đất vượt hạn mức sử dụng đất quy định, thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường xin trả lời để ông được biết./.

Sự cố môi trường là gì?

 

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:

"Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng".

Sự cố môi trường có thể xảy ra do:

  1. Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
  2. Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;
  3. Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
  4. Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.